Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012
Thuế thu nhập cá nhân: 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012, 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014, tham khảo thêm
Các văn bản liên quan đến hóa đơn: Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, và các thông tư hướng dẫn: Thông tư 39/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC ,Thông tư 26/2015/TT-BTC
Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, ngày 14/11/2008 và số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014
Luật công đoàn số: 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012
Điều 140 của Bộ Luật hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999 và Bộ Luật hình sự sủa đổi số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 quy định về: “Hành vi lợi dụng chức danh, nhiệm vụ, niềm tin để chiếm giữ và chiếm đoạt trái phép tài sản của công ty từ 4.000.000 VNĐ trở lên có thể bị phạt tù từ ba tháng đến tù chung thân tùy theo mức độ”
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.A
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.